Theo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, từ ngày 1-7-2022, cơ quan, tổ chức, cá nhân bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử.
Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn Nghị định này (cùng có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2022) đã quy định cụ thể lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử như sau:
Trước ngày 01/7/2022: Chỉ bắt buộc áp dụng hoá đơn điện tử đối với các cơ sở kinh doanh được cơ quan thuế thông báo chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử mà đã đáp ứng được điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin (theo Điều 60 Nghị định 123/2020/NĐ-CP: 123_2020_ND-CP_445980.pdf).
Đồng thời khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đã đủ điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng hóa đơn điện tử (khoản 1 Điều 11 Thông tư 78/2021/TT-BTC: 78_2021_TT-BTC_477966.pdf).
Từ 01/7/2022: Bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử, trừ một số trường hợp như doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hệ thống phần mềm kế toán,…
Như vậy, trừ một số trường hợp đặc biệt nêu trên thì từ ngày 01/7/2022, các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh sẽ không được sử dụng hóa đơn giấy mà bắt buộc phải chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử.
Thực tế, việc áp dụng hóa đơn điện tử đã được triển khai đồng bộ tại 63 tỉnh, thành trên cả nước từ tháng 4/2022 nhưng do thời gian áp dụng chưa lâu nên trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử, các doanh nghiệp vẫn còn gặp khá nhiều vướng mắc.
Sử dụng HĐĐT giúp doanh nghiệp giảm chi phí hơn so với sử dụng hóa đơn giấy. Đồng thời giúp doanh nghiệp giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế.
sau đây là một số Nghị định của Chính phủ vể chính sách đối với thuế, đề nghị Hội viên, phụ nữ cùng nghiên cứu đê được hưởng chính sách thuế theo đúng quy định hiện hành: